Hotline: (0255) 3729.729
0914.81.71.81
0985.911.911
    Chat Fanpage CIVIP zalo     Chat Zalo

Tốc độ truyền 2 triệu GB dữ liệu mỗi giây trên mỗi sợi cáp quang.

27-10-2022, 8:40 am - Lượt xem: 653
 

Các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU) đã ghi nhận một kỷ lục mới trong việc nghiên cứu quang tử silicon, giúp họ đạt được tốc độ truyền dữ liệu chưa từng thấy trước đây với 1,84 petabit trên mỗi giây.

Điều đáng chú ý hơn là các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại "chip máy tính" để hỗ trợ xử lý kèm một sợi cáp quang duy nhất làm kênh truyền dẫn.

  • ❊ 1 betabit (betabyte) [PB] = 1,048,576 gigabit (gigabyte) [GB]

Dự án nghiên cứu này được đặt tên là "Petabit-per-second data transmission using a chip-scale microcomb ring resonator source. (Truyền dữ liệu Petabit/s sử dụng nguồn cộng hưởng vòng microcomb quy mô chip.)".

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chip quang tử được kết nối với cáp quang 37 lõi (1 sợi) để truyền 1,84 PB dữ liệu trong 1 giây trên khoảng cách 7,9km.

Để so sánh, tốc độ truyền dữ liệu này tương đương với lưu lượng truy cập Internet trên toàn thế giới trong một ngày khi chia luồng dữ liệu thành 37 phần, một phần cho mỗi lõi của cáp quang, mỗi một lõi được chia thành 223 khối dữ liệu được thể hiện bằng các tần số khác nhau trong phổ điện từ thông qua một "lược tần số".

Trong quang học, lược tần số là một nguồn laser có quang phổ bao gồm một loạt các vạch tần số rời rạc, cách đều nhau. Các lược tần số có thể được tạo ra bởi một số cơ chế, bao gồm điều chế định kỳ laser sóng liên tục, trộn bốn sóng trong môi trường phi tuyến hoặc ổn định sóng xung được tạo ra bởi laser khóa chế độ.

Bằng cách này, dữ liệu được truyền ở các tần số khác nhau cùng một lúc mà không bị nhiễu. Kết quả cuối cùng là mang lại khả năng gửi một lượng lớn dữ liệu đến mức không có công nghệ máy tính nào hiện nay có thể cung cấp hoặc nhận.

Thay vào đó, các nhà khoa học truyền "dữ liệu giả" qua tất cả các kênh và sau đó họ kiểm tra đầu ra một kênh mỗi lần để xác nhận dữ liệu thực sự đã được gửi và nó có thể được khôi phục ở dạng ban đầu.

Toàn bộ hệ thống được thiết kế cho thử nghiệm này cần một tia laser duy nhất bắn liên tục, một bộ tách tần và các thiết bị riêng biệt để mã hóa dữ liệu thành các luồng đầu ra.

Tất cả những điều này có thể được tích hợp vào một con chip duy nhất và các nhà nghiên cứu khẳng định rằng họ đã đưa quang tử silicon tiến một bước gần hơn với thực tế.

Trích dẫn từ techrum

Link tham khảo:

Chia sẻ bài viết này: